New Ameflu Expectorant (Guaifenesin + Phenylephrine)

Guaifenesin + Phenylephrine – New Ameflu Expectorant

Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc New Ameflu Expectorant

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc New Ameflu Expectorant (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Guaifenesin + Phenylephrine

Phân loại: Thuốc long đờm và loãng đờm. Dạng kết hợp.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): R05CA0.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: New Ameflu Expectorant

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần Dược phẩm OPV

2. Dạng bào chế Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Siro uống. Mỗi 5 ml siro có chứa Guaifenesin 50mg, Phenylephrine HCl 5mg.

Thuốc tham khảo:

NEW AMEFLU EXPECTORANT
Mỗi 5ml siro có chứa:
Guaifenesin …………………………. 50 mg
Phenylephrine …………………………. 5 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

New Ameflu Expectorant (Guaifenesin + Phenylephrine)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Giúp long đờm (dịch nhầy), làm loãng dịch tiết phế quản, để dễ ho ra ngoài hơ

Giảm tạm thời sự sung huyết mũi (nghẹt mũi) và xoang, chảy nước mũi khi bị cảm lạnh.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống.

Liều dùng:

Trẻ em dưới 4 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trẻ em từ 4 đến dưới 6 tuổi: uống ½ muỗng cà phê (2.5ml)/lần, cách mỗi 4 giờ.

Trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi: uống 1 muỗng cà phê (5ml)/lần, cách mỗi 4 giờ.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn: uống 1 2 muỗng cà phê (5 10ml)/lần, cách mỗi 4 giờ.

Không dùng qua 6 liều trong 24 giờ hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

4.3. Chống chỉ định:

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thần phần nào của thuốc.

Bệnh nhân đang dùng các thuốc IMAO (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh parkinson).

4.4 Thận trọng:

Trẻ em dưới 4 tuổi.

Không sử dụng quá liều chỉ định.

Nếu xảy ra cảm giác bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ, phải ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 7 ngày hoặc có kèm theo sốt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chứng ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng hơn. Nếu ho kéo dài hơn 1 tuần, có khuynh hướng tái phát, hoặc đi kèm với sốt, phát ban, nhức đầu dai dẳng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không dùng thuốc này, trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ trong các trường hợp sau:

Để trị các chứng ho dai dẳng hay mạn tính như ho do hút thuốc lá, do bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng hoặc ho có đàm nhiều.

Nếu bạn có bệnh tim, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, người bệnh đang dùng digitalis, có vấn đề đường hô hấp như khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn tính, hoặc tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt, suy thận nặng hoặc suy gan.

Người cao tuổi.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Dùng thận trọng khi đang lái xe hay vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có nghiên cứu sử dụng thuốc này trên phụ nữ có thai. Như các thuốc khác, nếu bạn đang có thai hay cho con bú, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có nghiên cứu sử dụng thuốc này trên phụ nữ cho con bú. Như các thuốc khác, nếu bạn đang có thai hay cho con bú, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thuốc có thể gây: nhịp tim nhanh, mạnh hoặc rối loạn, chóng mặt, lo âu, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, tăng huyết áp, mất ngủ, đau đầu, người yếu, run rẩy, da nhợt nhạt, ảo giác.

Một số trường hợp dị ứng với thuốc như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Không dùng thuốc này nếu bạn đang dùng các thuốc ức chế men monoamino oxydase (IMAO) (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh parkinson) hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng các thuốc IMAO. Nếu bạn không biết rõ rằng thuốc đang dùng theo đơn bác sĩ có chứa IMAO hay không, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc này.

Dùng đồng thời phenylephrine với các amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm có thể làm gia tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch.

Phenylephrine có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc chẹn beta và các thuốc chống tăng huyết áp (bao gồm debrisoquine, guanethidine, reserpine, methyldopa). Nguy cơ về tăng huyết áp và các tác dụng không mong muốn về tim mạch có thể được gia tăng.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, imipramine): Có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch của phenylephrine.

Dùng đồng thời phenylephrine với alkaloid nấm cựa gà (ergotamine và methylsergide): Làm tăng ngộ độc nấm cựa gà.

Dùng đồng thời phenylephrine với digoxin: Làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều hoặc cơn đau tim.

4.9 Quá liều và xử trí:

Guaifenesin không gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Phenylephrine HCl:

Triệu chứng: Tăng huyết áp, nhức đầu, co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực, nhịp tim chậm.

Cách xử trí: Nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Chưa có thông tin.

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng a-adrenergic của phenylephrin là do ức chế sản xuất AMP vòng (cAMP: cyclic adenosin -3’, 5’-monophosphat) thông qua ức chế enzym adenyl cyclase, trong khi tác dụng β-adrenergic là do kích thích hoạt tính adenyl cyclase. Phenylephrin cũng có tác dụng gián tiếp do giải phóng norepinephrin từ các nang chứa vào tuần hoàn. Thuốc có thế gây quen thuốc nhanh, tức là tác dụng giảm đi khi dùng lặp lại nhiều lần, nhưng nhà sản xuất cho là không gây quen thuốc nhanh. Phenylephrin có thế dùng đường toàn thân. Trước đây, thuốc đã được dùng đế điều trị sốc sau khi đã bù đủ dịch đế nâng huyết áp, nhưng hiệu quả chưa được chứng minh và có thế còn gây hại cho người bệnh. Norepinephrin, metaraminol thường được ưa dùng hơn, nhất là khi cần kích thích cơ tim, đặc biệt trong sốc do nhồi máu cơ tim, nhiễm khuấn huyết hoặc tai biến phẫu thuật. Tuy vậy, phenylephrin có thế có ích khi không cần phải kích thích cơ tim như trong điều trị hạ huyết áp do gây mê bằng cyclopropan, halothan hoặc các thuốc khác dễ gây loạn nhịp tim.

Guaifenesin có thể làm lỏng dịch nhầy ở đường hô hấp và do đó làm dễ khạc đờm và giảm ho.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Chưa có thông tin.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Propylen glycol, acid citric, natri benzoat, glycerin, sorbitol 70%, hương cam, tartrazin, quinolin yellow, sucralose, nước tinh khiết.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc New Ameflu Expectorant do Công ty cổ phần Dược phẩm OPV sản xuất (2012).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM