Daflon 500mg (Diosmin + Hesperidin)

Diosmin + Hesperidin – Daflon

Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Daflon

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Daflon (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Diosmin + Hesperidin

Phân loại: Thuốc bảo vệ mạch máu, bền mạch, boiflavonoid. Dạng kết hợp

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C05CA53.

Biệt dược gốc: Daflon

Hãng sản xuất : Les Laboratoires Servier Industrie

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim:

Mỗi viên Daflon 500mg: Phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế 500 mg (tương ứng diosmin 450 mg, các flavonoid biểu thị bằng hesperidin 50 mg).

Mỗi viên Daflon 1000mg: Phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế 1000 mg (tương ứng diosmin 900 mg, các flavonoid biểu thị bằng hesperidin 100 mg).

Thuốc tham khảo:

DAFLON 500mg
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Diosmin …………………………. 450 mg
Hesperidin …………………………. 50 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Daflon 500mg (Diosmin + Hesperidin)

DAFLON 1000mg
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Diosmin …………………………. 450 mg
Hesperidin …………………………. 50 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Daflon 1000mg (Diosmin + Hesperidin)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Daflon 500mg

Điều trị các triệu chứng liên quan đến suy giảm tĩnh mạch bạch huyết (nặng chân, đau, hội chứng nhức chân tăng nặng vào cuối ngày).

Điều trị triệu chứng liên quan đến trĩ cấp.

Daflon 1000mg

Điều trị triệu chứng thực thể liên quan đến trĩ cấp.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng:

Liều thông thường: 2 viên 500 mg một ngày, 1 viên 500 mg vào bữa trưa và 1 viên 500 mg vào bữa tối.

Điều trị trĩ cấp: 6 viên 500 mg hoặc 3 viên 1000 mg trong 4 ngày đầu, sau đó 4 viên 500 mg hoặc 2 viên 1000 mg một ngày trong 3 ngày tiếp theo.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với flavonoid vi hạt tinh chế hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Việc uống thuốc này để điều trị các triệu chứng trĩ cấp không làm ngăn cản việc điều trị khác tại hậu môn. Việc điều trị bằng thuốc là ngắn hạn. Nếu các triệu chứng không giảm nhanh chóng, cần khám trực tràng và việc điều trị cần được xem xét lại.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của flavonoid vi hạt tinh chế trên khả năng lái xe và vận hành máy móc được tiến hành. Tuy nhiên, trên cơ sở dữ liệu an toàn tổng thể của flavonoid vi hạt tinh chế, Daflon không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category:NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Các nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên động vật không chỉ ra tác dụng gây quái thai. Hơn nữa, cho đến nay không có tác dụng có hại nào được báo cáo trên người.

Khả năng sinh sản:

Các nghiên cứu về độc tính trên sinh sản cho thấy không có tác động nào trên khả năng sinh sản của chuột cống đực và cái.

Thời kỳ cho con bú:

Do thiếu các dữ liệu liên quan đến sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, việc cho con bú không được khuyến cáo trong quá trình điều trị bằng thuốc này.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các tác dụng không mong muốn sau đây đã được báo cáo và xếp loại theo tần suất như sau:

Rất phổ biến (≥1/10); phổ biến (≥1/100, <1/10); không phổ biến (≥1/1.000, <1/100); hiếm gặp (≥1/10.000, < 1/1.000); rất hiếm gặp (<1/10.000), và chưa được biết đến (tần suất chưa thể ước tính từ các dữ liệu hiện có).

Rối loạn hệ thần kinh

Hiếm gặp: chóng mặt, đau đầu, khó chịu.

Rối loạn hệ tiêu hóa

Phổ biến: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn.

Không phổ biến: viêm ruột kết.

Tần suất chưa được biết đến: đau bụng.

Rối loạn da và mô dưới da

Hiếm gặp: ban đỏ, ngứa, mày đay.

Tần suất chưa được biết đến: phù riêng rẽ tại mặt, mí mắt và môi. Đặc biệt, phù Quincke.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Hiện chưa có nghiên cứu nào về tương tác thuốc được tiến hành. Tuy nhiên, chưa có trường hợp tương tác thuốc nào được báo cáo từ khi thuốc được lưu hành.

4.9 Quá liều và xử trí:

Daflon 500mg

Triệu chứng: Có rất ít kinh nghiệm về việc sử dụng quá liều Daflon. Các tác dụng không mong muốn được báo cáo khi dùng quá liều thường là các rối loạn về tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng).

Cách xử trí: Xử trí quá liều nên tập trung vào việc điều trị các triệu chứng lâm sàng.

Daflon 100mg

Chưa có trường hợp dùng Daflon quá liều nào được báo cáo.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Phân nhóm dược lý: Các thuốc bảo vệ mạch/Các chất ổn định mao mạch/Các flavonoid sinh học.

Mã ATC: C05CA53.

Tác dụng dược lý

Daflon tác động kép lên hệ tĩnh mạch bằng cách:

ở mức độ tĩnh mạch và tĩnh mạch nhỏ: làm tăng sức bền thành mạch và tác động chống ứ trệ mạch.

ở mức độ tuần hoàn vi mạch: giúp tăng sức bền mao mạch và bình thường hóa tính thấm mao mạch.

Dược lý lâm sàng

Daflon 500mg:

Các nghiên cứu mù đôi đối chứng, sử dụng các phương pháp đánh giá tác động của thuốc trên huyết động tĩnh mạch đã chứng minh tính chất dược lý nói trên của Daflon đã được khẳng định ở người.

Quan hệ liều dùng – tác dụng:

Đã xác lập quan hệ liều – tác dụng có ý nghĩa thống kê đối với các thông số ghi biến đổi của thể tích tĩnh mạch: dung lượng tĩnh mạch, sức căng dãn và thời gian tống máu. Tỷ lệ liều – tác dụng tối ưu đạt được khi dùng 2 viên thuốc.

Hoạt tính tăng trương lực tĩnh mạch:

Thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch. Máy ghi biến đổi thể tích cho thấy có sự giảm thời gian tống máu ở tĩnh mạch.

Hoạt tính vi tuần hoàn:

Các nghiên cứu mù đôi có đối chứng với giả dược cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thuốc và giả dược. Trên những bệnh nhân có dấu hiệu mao mạch dễ suy, thuốc làm gia tăng độ bền của mao mạch khi dùng phương pháp đo sức bền mạch máu.

Cơ chế tác dụng:

Thuốc tác dộng trên hệ thống tĩnh mạch bằng cách:

Trên tĩnh mạch: làm giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch.

Trên tuần hoàn vi mạch: giúp bình thường hoá tính thấm mao mạch và tăng sức bền mao mạch.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Ở người, sau khi uống thuốc với diosmin được đánh dấu bằng carbon 14:

Bài xuất chủ yếu qua phân, trung bình có 14% liều dùng được bài xuất qua nước tiểu.

Thời gian bán thải là 11 giờ.

Thuốc được chuyển hóa mạnh với bằng chứng có các acid phenol khác nhau ở nước tiểu.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Daflon 500mg:

Các nghiên cứu mù đôi, có đối chứng với giả dược chứng tỏ hiệu quả của thuốc đối với tĩnh mạch, trong điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới (cả triệu chứng chức năng lẫn thực thể).

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá được: Gelatin, magnesi stearat, natri lauryl sulfate, cellulose vi kết tinh, natri glycolat, tinh bột talc, glycerol, macrogol 6000, sáp ong trắng, hypromellose, sắt oxyd đỏ (E172), titani dioxyd (E171), sắt oxyd vàng (E172).

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Daflon do Les Laboratoires Servier Industrie sản xuất (2020).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM