Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Agi-calci 0,6
Thuốc Agi-calci 0,6 là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Agi-calci 0,6 (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Tricalcium Phosphate, Calcium Phosphate
Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12AA01.
Biệt dược gốc:
Biệt dược: Agi-calci 0,6
Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột pha hỗn dịch uống 0,6 g Canxi ,
Thuốc tham khảo:
AGI-CALCI 0,6 | ||
Mỗi gói bột pha hỗn dịch có chứa: | ||
Phosphate Ca trung tính | …………………………. | 1,65 g (Canxi 0,6 g) |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Thông tin nhà sản xuất:
Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm là công ty dược phẩm của Việt Nam, là tiền thân của xí nghiệp dược phẩm An Giang, công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh thuốc hóa dược, dược liệu, mỹ phẩm, sinh phẩm y tế…
► Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm (Agimexpharm – Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm – Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm).
► Địa chỉ: 27 Nguyễn Thái Học, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang..
► Website: https://agimexpharm.com/
► Lịch sử hình thành: từ năm 1981.
► Dây chuyền sản xuất: WHO-GMP (Cục Quản lý Dược Việt Nam cấp chứng nhận); Hiện tại công ty có 02 nhà máy sản xuất thuốc ở phường Mỹ Thới và xã Bình Hòa – tỉnh An Giang với khả năng sản xuất ở các dạng bào chế khác nhau bao gồm viên nén, viên bao, viên nang, cốm, bột , siro….
► Sản phẩm thế mạnh: Thuốc generic đường uống như kháng sinh, kháng nấm, kháng viêm, kháng dị ứng, cơ xương khớp, hô hấp, tim mạch, tiểu đường, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe…
4. Ứng dụng lâm sàng:
4.1. Chỉ định:
Bổ sung calci cho cơ thể, dùng trong các trường hợp:
Hỗ trợ điều trị loãng xương (sau mãn kinh, tuổi già, do dùng corticoid) và còi xương (hỗ trợ liệu pháp vitamin D đặc hiệu).
Thiếu calci thời kỳ tăng trưởng, khi có thai hay cho con bú.
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Khuấy đều bột thuốc trong nửa ly nước đến khi thành huyền dịch.
Liều dùng:
Trẻ em dưới 5 tuổi: Uống ½ gói/ ngày.
Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Uống 1 – 2 gói/ ngày.
Người lớn: Uống 2 gói/ ngày.
4.3. Chống chỉ định:
Tăng calci huyết, tăng calci niệu, sỏi calci, vôi hóa mô, suy thận mạn tính.
Người nằm bất động kéo dài kèm tăng calci niệu hay tăng calci huyết.
4.4 Thận trọng:
Điều trị lâu dài: Giảm liều hay ngưng điều trị nếu calci niệu > 300 mg/24 giờ.
Khi phối hợp với vitamin D liều cao cần phải kiểm tra hàng tuần những tham số calci huyết, calci niệu.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên dùng đúng liều lượng cho phép.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Không ảnh hưởng.
4.5. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại vitamin và calci cùng các chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại vitamin và calci cùng các chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tuy hiếm khi xảy ra nhưng có thể gặp các biểu hiện sau:
Tuần hoàn: Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.
Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Nên lưu ý khi dùng cho bệnh nhân đang điều trị với những thuốc sau:
Dùng đồng thời vitamin D làm tăng sự hấp thu calci và nồng độ calci huyết tương có thể tiếp tục tăng sau khi ngừng dùng vitamin D.
Tác động của digoxin và các glycosid tim khác có thể tăng do calci và có thể xảy ra độc tính.
Muối calci làm giảm sự hấp thu của một vài thuốc như enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, đặc biệt là tetracyclin và các thuốc kháng sinh nhóm Cyclin, sắt, kẽm và những chất khoáng thiết yếu khác. Vì vậy khuyến cáo dùng calci cách xa các chế phẩm này tối thiểu 3 giờ.
Thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng sự hấp thu calci ở thận, nên thận trọng với nguy cơ tăng calci huyết.
Trường hợp điều trị phối hợp với Diphosphonat hay Natri florua nên dùng calci cách khoảng với các thuốc này (vì có nguy cơ giảm hấp thu Diphosphonat hay natri florua đường tiêu hóa)..
4.9 Quá liều và xử trí:
Sử dụng liều cao có thể có triệu chứng của tình trạng tăng Calci huyết và tăng Calci niệu bao gồm: Biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.
Xử trí khi bị quá liều:
Cần bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
Dùng Furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác để tăng thải trừ calci (tránh dùng thuốc lợi tiểu loại Thiazid do làm tăng sự tái hấp thu calci ở thận).
Thẩm phân máu.
Kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất điện giải cần thiết trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc:
5.1. Dược lực học:
Calci là một cation ngoại bào cần thiết cho sự ổn định chức năng của hệ thần kinh, cơ, xương và tính thẩm thấu của màng tế bào, mao quản.
Cation Ca++ là yếu tố hoạt hóa quan trọng trong nhiều phản ứng của enzym và cần thiết cho một số quá trình sinh học bao gồm sự dẫn truyền của các xung động thần kinh; sự co cơ tim, cơ trơn và cơ xương; chức năng thận; sự hô hấp và sự đông máu.
Phosphat đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ calci trong các mô. Nồng độ Phosphat trong huyết tương giảm thấp sẽ làm gia tăng lượng calci trong máu và ức chế sự tích tụ calci vào xương.
Cơ chế tác dụng:
Calci cần thiết để duy trì nguyên vẹn chức năng của hệ thần kinh, cơ, hệ xương, tính thấm của mao mạch và màng tế bào. Cation là yếu tố hoạt hóa quan trọng trong nhiều phản ứng của enzym và cần thiết cho một số quá trình sinh học bao gồm sự dẫn truyền của các xung động thần kinh; sự co cơ tim, cơ trơn và cơ xương; chức năng thận; hô hấp và sự đông máu. Calci còn đóng vai trò điều hòa sự phóng thích và lưu trữ các dẫn truyền xung thần kinh và các hormon, hấp thu và gắn kết các amino acid, hấp thu cyanocobalamin (vitamin B12) và tiết gastrin.
5.2. Dược động học:
Hấp thu: Qua quá trình tiêu hóa, calci được phóng thích từ phức hợp calci thành dạng ion hóa có thể hòa tan và được hấp thu ở phần trên của ruột non. Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, tiêu chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Phân phối: Khoảng 50% calci trong huyết tương ở dạng ion hóa có hoạt tính sinh lý, khoảng 10% được phức hợp thành dạng phosphat, citrat hoặc các anion khác. 40% calci còn lại được gắn kết với protein, chủ yếu là albumin.
Thải trừ:
Sau khi dùng, ion calci thải trừ ra nước tiểu và được lọc tại cầu thận và có một lượng nhất định được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận là rất lớn vì có 98% lượng ion calci đã được tái hấp thu trở lại tuần hoàn. Sự tái hấp thu này được điều chỉnh mạnh bởi hormon cận giáp (parathyroid) ( PTH) và cũng bị ảnh hưởng bởi sự lọc Na+, sự có mặt của các anion không tái hấp thu, các chất lợi niệu.
Calci bài tiết khá nhiều vào sữa trong thời kỳ cho con bú; có một ít calci thải trừ đi qua mồ hôi và cũng thải trừ qua phân.
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
…
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
HDSD Thuốc Agi-calci do Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm sản xuất.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM