Pipecuronium – Arduan

Thuốc ARDUAN là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc ARDUAN (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Pipecuronium bromide

Phân loại: Thuốc chẹn thần kinh cơ.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M03AC06.

Brand name: ARDUAN.

Hãng sản xuất : Gedeon Richter Plc

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Bột pha tiêm Pipecuronium bromide 4mg , Hộp 25 lọ và 25 ống dung môi

Thuốc tham khảo:

ARDUAN
Mỗi lọ bột pha tiêm có chứa:
Pipecuronium …………………………. 4 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Thuốc được dùng gây giãn cơ trong gây mê, trong các loại phẫu thuật khác nhau khi cần sự giãn cơ lâu hơn 20-30 phút.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Khi dùng pipecuronium làm thuốc phụ thêm trong ngoại khoa, bao giờ cũng phải gây mê tốt. Khi dùng cùng với các thuốc gây mê mạnh như enfluran, ether, isofluran, methoxyfluran hoặc cyclopropan, phải giảm liều pipecuronium. Tuy nhiên, halothan không làm tăng đáng kể tác dụng của pipecuronium.

Thuốc dùng theo đường tĩnh mạch. Liều lượng thực tế phải tùy theo từng người bệnh. Đối với người bệnh béo phì (>30% trọng lượng cơ thể lý tưởng), phải tính liều lượng pipecuronium trên cơ sở trọng lượng cơ thể lý tưởng.

Có thể pha pipecuronium bromid tiêm với dung dịch natri clorid 0,9%, dextrose 5% trong dung dịch tiêm natri clorid hoặc trong nước để tiêm, dung dịch Ringer lactat, nước vô trùng để tiêm, nước kìm khuấn để tiêm (không được dùng cho trẻ mới đẻ).

Liều dùng:

Với người lớn trong các phẫu thuật có thời gian trung bình hoặc kéo dài, tiêm tĩnh mạch : để đặt ống thông khí quản và sự giãn cơ phẫu thuật 0,06-0,08 mg/kg thể trọng là liều thông thường ; với các bệnh nhân được đặt ống thông với succinylcholine, thì liều dùng là 0,04-0,06 mg/kg thể trọng.

Nếu suy thận, không dùng liều vượt quá 0,04 mg/kg thể trọng. Nếu cần tiêm lặp lại, thì dùng liều bằng ¼-1/3 liều khởi đầu. Liều cao hơn có thể gây kéo dài tác dụng của thuốc.

Phục hồi tác dụng :

Trong trường hợp phong bế 80-85% (được đo bằng máy kích thích thần kinh ngoại biên), hoặc khi phong bế từng phần (được xác định trên cơ sở các triệu chứng lâm sàng), thì tác dụng có thể được phục hồi bằng 1-3 mg neostigmine hoặc 10-30 mg galantamine kết hợp với atropine. Sự phục hồi hoàn toàn tác dụng giãn cơ được kiểm tra bằng máy kích thích thần kinh ngoại biên hay quan sát các triệu chứng lâm sàng.

4.3. Chống chỉ định:

Không được dùng thuốc trong bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ (hội chứng Eaton – Lambert), tổn thương chức năng phổi, suy hô hấp, quá mẫn với pipecuronium hoặc với bromid.

4.4 Thận trọng:

Người bệnh bị tắc mật hoặc tổn thương chức năng gan: Thuốc chưa được nghiên cứu ở những người bệnh này.

Người bệnh mất nước hoặc mất cân bằng điện giải hay kiềm toan: Tác dụng của thuốc chẹn thần kinh – cơ có thể bị thay đổi; đáp ứng không tiên đoán được.

Người bệnh hạ thân nhiệt: Cường độ và thời gian tác dụng của thuốc chẹn thần kinh – cơ không khử cực có thể tăng.

Do tác dụng đến cơ hô hấp nên pipecuronium bromid chỉ được sử dụng ở cơ sở gây mê có đủ trang bị và thầy thuốc lâm sàng có kinh nghiệm trong việc sử dụng các thuốc phong bế thần kinh – cơ, duy trì đường thở thông và hô hấp hỗ trợ.

Chỉ dùng những dung dịch thuốc mới pha. Bỏ phần thuốc còn lại sau sử dụng.

Thuốc pha chế với dung môi có alcol benzylic (ví dụ như nước đã kìm khuấn để pha tiêm) do đó không được dùng cho trẻ sơ sinh, vì đã có hội chứng gây độc chết người do sử dụng dung môi này để pha tiêm cho trẻ sơ sinh.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm tra chặt chẽ trên người mang thai.

Pipecuronium không được khuyên dùng trong sản khoa (mổ lấy thai) vì thiếu thông tin về việc thuốc có qua nhau thai và gây hậu quả đối với trẻ sơ sinh không. Hơn nữa, tác dụng thuốc dài hơn thời gian mổ đẻ.

Thời kỳ cho con bú:

Không biết pipecuronium có phân bố vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, chưa có thông báo nào về các vấn đề ở trẻ bú sữa mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Không thấy tác dụng ngoại ý trên hệ tuần hoàn do Arduan gây ra, nhưng có vài trường hợp gặp nhịp tim chậm ở bệnh nhân dùng đồng thời halothane hoặc fentanyl, hoặc trong giai đoạn dẫn mê. Không giải phóng histamin. Cho đến nay vẫn chưa thấy các tác dụng ngoại ý khác.

Hệ tim mạch: chậm nhịp tim có ý nghĩa lâm sàng, hạ huyết áp có ý nghĩa lâm sàng, ít gặp Rung nhĩ, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, ngoại tâm thu thất, huyết khối.

Hệ dị ứng miễn dịch: Phát ban, mày đay, phản ứng quá mẫn.

Chuyển hóa: tăng kali máu, hạ đường huyết.

Cơ xương khớp : Teo cơ.

Hệ hô hấp: Xẹp phổi, khó thở, suy hô hấp, co thắt thanh quản.

Hệ thần kinh: Tai biến mạch máu não, ức chế hệ TKTƯ, giảm cảm giác.

Hệ tiết niệu: Vô niệu.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

ADR nghiêm trọng của thuốc phong bế thần kinh – cơ này là gây liệt hô hấp. Cách xử trí đối với liệt hô hấp được mô tả ở phần dưới (xem Quá liều và xử trí).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Sự phong bế trước đó, gây ra bởi sự khử cực của succinylcholin, có thể làm tăng mạnh tác dụng của pipecuronium bromure.

Các thuốc gây mê đường hô hấp (halothane, methoxyflurane, diethylether) và thiobarbiturate có thể làm tăng hay kéo dài tác dụng của pipecuronium bromure.

Trong số các kháng sinh đã được nghiên cứu ở liều thông thường khi phẫu thuật (gentamicine, clindamycin, ampicillin và tetracyclin) không thấy có ảnh hưởng đến tác dụng của Arduan, được thử bằng test co cứng cơ. Vì không có test này, nên không loại trừ khả năng gây tương tác – giống như với các thuốc giãn cơ không khử cực khác – trong vài trường hợp, tác dụng có thể kéo dài thời kỳ hậu phẫu.

Vậy khi dùng đồng thời Arduan và kháng sinh (nhất là nhóm aminoglycoside), nên cẩn thận và cần theo dõi kỹ bệnh nhân.

4.9 Quá liều và xử trí:

Pipecuronium bromid dùng quá liều gây liệt hô hấp. Trong trường hợp này cần tiến hành hô hấp hỗ trợ, sử dụng oxygen, duy trì đường

thở thông cho đến khi hô hấp trở lại bình thường hoàn toàn.

Sử dụng neostigmin (1 – 3 mg) hoặc galanthamin (10 mg) phối hợp với atropin làm đảo ngược hoàn toàn tác dụng giãn cơ của thuốc.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Arduan là một thuốc phong bế thần kinh-cơ không khử cực, tác dụng trên tấm vận động của cơ vân. Là thuốc giãn cơ có thời gian tác dụng trung bình. Nếu thuốc được dùng sau khi đặt ống thông khí quản nhờ succinylcholine, sau khi kết thúc sự phong bế do khử cực, tác dụng của nó xuất hiện sau 2-3 phút. Nếu dùng một mình để đặt ống thông, tác dụng của nó phát triển từ 4-5 phút. Thời gian tác dụng lâm sàng phụ thuộc vào liều dùng và sự nhạy cảm của từng cá thể.

Cơ chế tác dụng:

Pipecuronium là một thuốc phong bế thần kinh-cơ không khử cực, tác dụng trên tấm vận động của cơ vân. Là thuốc giãn cơ có thời gian tác dụng trung bình. Nếu thuốc được dùng sau khi đặt ống thông khí quản nhờ succinylcholine, sau khi kết thúc sự phong bế do khử cực, tác dụng của nó xuất hiện sau 2-3 phút. Nếu dùng một mình để đặt ống thông, tác dụng của nó phát triển từ 4-5 phút. Thời gian tác dụng lâm sàng phụ thuộc vào liều dùng và sự nhạy cảm của từng cá thể.

Thuốc gắn với thụ thể cholinergic ở màng sau – sinap và do đó phong bế cạnh tranh tác dụng dẫn truyền thần kinh – cơ của acetylcholin.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Pipecuronium bromid bài tiết phần lớn qua nước tiểu, mặc dù cũng có một phần đào thải không qua thận. Nửa đời đảo thải của thuốc là 137 phút và hệ số thanh thải của thuốc là 9,7 lít/giờ. So với người bệnh có chức năng thận bình thường, người bệnh rối loạn chức năng thận có thể tích phân bố tăng, thanh thải ở huyết tương giảm, nửa đời đao thải tăng (263 ± 168 phút so với 137 ± 68 phút). Ớ người bệnh suy thận, tác dụng phong bế thần kinh – cơ của pipecuronium bromid kéo dài.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Mỗi lọ tiêm chứa 4mg pipecuronium bromid và manitol; Mỗi ống dung môi(2m) chứa dung dịch nước muối sinh lý.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ 2 – 30 oC. Tránh ánh sáng.

Bảo quản dung dịch thuốc pha bằng nước đã được kìm khuấn để pha tiêm ở nhiệt độ phòng (15 – 30 oC) hoặc trong tủ lạnh (2 – 8 oC) và nên dùng dung dịch này trong vòng 5 ngày.

Bảo quản dung dịch thuốc pha bằng các dung dịch pha tiêm khác không phải là nước đã được kìm khuấn để pha tiêm trong tủ lạnh và nên dùng dung dịch này trong vòng 24 giờ.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

HDSD Thuốc Arduan.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM