Phenylbutazone

Thuốc Phenylbutazone là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Phenylbutazone (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Phenylbutazone

Phân loại: Thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAIDS).

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M01AA01, M02AA01.

Biệt dược gốc:

Thuốc Generic :

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 100 mg, 200 mg.

Hiện nay thuốc không còn lưu hành và chỉ còn được sử dụng trong thú y.

Thuốc tham khảo:

BUTAZONE-100
Mỗi viên nén có chứa:
Phenylbutazone …………………………. 100 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Hình ảnh mang tính chất tham khảo, thuốc không lưu hành tại Việt Nam

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Do độc tính cao và nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng nên ngày nay phenylbutazon rất ít được dùng, hoặc chỉ dùng giới hạn trong trị liệu ngắn hạn (dưới 7 ngày) sau đây:

Viêm khớp cấp do sự kết tinh acid uric trong bệnh thống phong (gout)

Viêm khớp, viêm da khớp mạn tính, cứng khớp sống.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng uống, nên uống cùng đồ ǎn

Liều dùng:

Phenylbutazon được xếp vào bảng A độc nên chỉ được dùng theo toa có sự theo dõi của bác sĩ.

Những nghiên cứu về dược học trước đây cho thấy liều hữu hiệu trị bệnh là 300 – 600mg mỗi ngày cho người lớn. Nhưng vì thời gian bán hủy của thuốc rất dài (50 -65 giờ) và nhiều trường hợp ngưng thuốc ba tuần lễ sau mà thuốc vẫn còn nằm trong các khớp. Do đó liều dùng trong trị liệu hiện nay là : mỗi ngày chỉ dùng 1 lần 100mg đến 200mg phenylbutazon là đủ.

4.3. Chống chỉ định:

Thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Cơn suyễn, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.

Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.

Suy tế bào gan hay thận.

Suy tim. HA cao không kiểm soát.

Cơ địa chảy máu, bệnh máu.

Bệnh tuyến giáp.

Thai nghén & nuôi con bú.

4.4 Thận trọng:

Tránh dùng phenylbutazon cho bệnh nhân có tiền sử hen, mày đay hoặc các phản ứng dị ứng khác với aspirin hoặc các NSAID khác. Phản ứng dị ứng hiếm xảy ra nhưng nặng đã được báo cáo trên những bệnh nhân này. Cũng không dùng thuốc cho bệnh nhân bị loét tiêu hóa hoặc chức nǎng thận kém, vì thuốc làm nặng thêm cả hai chứng bệnh này.

Nói chung thận trọng khi dùng phenylbutazon trên bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin, vì tǎng nguy cơ chảy máu.

Bệnh nhân đang dùng lithi có thể bị tǎng nồng độ lithi trong máu gây ngộ độc.

Ngoài ra, bệnh nhân đang dùng cyclosporin có thể bị nhiễm độc thận.

Sử dụng thuốc ở trẻ em chưa được nghiên cứu đầy đủ. Phenylbutazon không gây quen thuốc. Cần ngừng dùng NSAID trước mổ phiên vì cản trở nhẹ đông máu là một đặc điểm của nhóm thuốc này. Tốt nhất nên ngừng phenylbutazon ít nhất 3 ngày trước khi làm thủ thuật.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Không được sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú:

Không nên sử dụng thuốc trong thời kì cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Phần lớn bệnh nhân được điều trị hiệu quả nhờ NSAID với ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ nặng có thể xảy ra, và nói chung thường liên quan với liều.

Phenylbutazon không phải là NSAID được sử dụng phổ biến vì khả nǎng gây độc tủy xương nặng đặc biệt của thuốc, có thể làm số lượng bạch cầu giảm nguy hiểm. Do đó, thuốc thường được dùng ở liều thấp nhất có tác dụng để giảm thiểu tác dụng phụ.

Những tác dụng phụ hay gặp nhất của phenylbutazon là ở hệ tiêu hóa. Thuốc có thể gây loét, nóng rát bụng, đau, co thắt, buồn nôn, viêm dạ dày, thậm chí xuất huyết tiêu hóa nặng và nhiễm độc gan. Đôi khi, có thể xảy ra loét và chảy máu dạ dày mà không đau bụng, ỉa phân đen, yếu và chóng mặt khi đứng có thể là những dấu hiệu duy nhất của chảy máu trong. Phát ban, suy thận, ù tai và kém minh mẫn cũng đã có xảy ra (thường ở người già).

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Không kết hợp với thuốc chống đông máu, methotrexate. Tránh kết hợp với sulfamid hạ đường huyết, lithium, aspirin, ticlopidine & NSAID.

4.9 Quá liều và xử trí:

Có thể gặp triệu chứng quá liều gây đau dạ dày, viêm loét chảy máu dạ dày, nôn, ù tai, tim đập nhanh, khó thở…. Nếu xảy ra quá liều cần theo dõi và điều trị triệu chứng.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Phenylbutazon là một thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) có tác dụng điều trị sốt, đau và viêm trong cơ thể. NSAID là một nhóm các chất giảm đau không gây ngủ làm giảm các chứng đau từ nhẹ đến vừa do nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương, đau do kinh nguyệt, viêm khớp và các bệnh cơ xương khác. Vì các bệnh nhân có đáp ứng khác nhau với NSAID, nên không hiếm khi thầy thuốc thử dùng những NSAID khác nhau cho một chứng bệnh. Tuy nhiên, vì nguy cơ đặc biệt gây suy tủy (làm số lượng bạch cầu giảm nguy hiểm), nói chung phenylbutazon chỉ được dùng ngắn ngày trên những bệnh nhân chọn lọc.

Cơ chế tác dụng:

Phenylbutazone có nguồn gốc từ pyrazolone và là một NSAID chỉ được sử dụng trong điều kiện cấp tính do độc tính của nó. Nó có đặc tính chống viêm, hạ sốt, uricosuric và giảm đau; những hành động này chủ yếu là do ức chế tuyến tiền liệt, ức chế di chuyển bạch cầu và ổn định enzyme lysosomal.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Khởi phát: 30-60 phút.

Thời gian kéo dài: 3-5 ngày.

Hấp thu: Hấp thu tốt từ đường tiêu hóa.

Phân bố: Hầu hết các mô cơ thể và bao hoạt dịch; liên kết protein: 98%.

Chuyển hóa : Qua gan, thành oxyphenbutazone và hydroxyphenbutazone; thời gian bán hủy: 50-100 giờ (tăng khi bị suy gan); thời gian đạt C max: trong vòng 30-60 phút.

Thải trừ: Qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa (99%).

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

….

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

MIMS.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM