Levofloxacin – Levoday/Levocide

Thuốc Levoday , Levocide là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Levoday , Levocide (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Levofloxacin

Phân loại: Thuốc kháng sinh nhóm quinolon. Fluoroquinolon thế hệ 3

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01MA12, S01AE05.

Biệt dược gốc: Tavanic , Cravit , Cravit Ophthalmic

Biệt dược: Levoday , Levocide

Hãng sản xuất : Cadila Pharmaceuticals Ltd..

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao film 250mg, 500 mg.

Thuốc tham khảo:

LEVOCIDE 500
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Levofloxacin …………………………. 500 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

LEVOCIDE 250
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Levofloxacin …………………………. 250 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Levofloxacin được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm cho người lớn trong các trường hợp sau:

Viêm xoang cấp tính.

Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính do Staphylococcus aureus, S. pneumoniae, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae hay Moraxella catarrhalis.

Viêm phổi cộng đồng mắc phải do Staphylococcus aureus, S. pneumoniae (gồm cả chủng kháng penicillin, giá trị MIC đối với penicilin > 2 mcg/mL), Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoiae, Moraxella catarrhalis, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila hay Mycoplasma pneumoniae.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da biến chứng hoặc không do chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin, Enterococcus faegalis, S. pyrogenes, Proteus mirabilis.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng (nhẹ đến vừa) do Enterococcis faecalis, Enterobacter cloacae, E. coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa. Viêm thận, bể thận cấp tính (nhẹ đến vừa) do E. coli.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng (nhẹ đến vừa) do E. coli, Klebsiella pneumoniae hay Staphylococcus saprophyticus.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Thuốc dùng đường uống. Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc với nhiều nước.

Liều lượng tùy từng loại và độ nặng nhiễm khuẩn và độ nhạy của tác nhân gây bệnh nghi ngờ.

Ghi chú: Với những liều khuyến cáo thấp hơn 500 mg, có thể tham khảo dùng dạng bào chế viên nén Levofloxacin 125 mg, 250 mg..

Liều dùng:

Liều thông thường cho người trưởng thành với chức năng thận binh thường (độ thanh thải Creatinin > 50mL/ phút) như sau:

Chỉ định Liều hằng ngày Thời gian điều trị (ngày)
Viêm xoang cấp tính 500mg một lần mỗi ngày 10 – 14 ngày
Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính 250mg đến 500mg một lần mỗi ngày 7 – 10 ngày
Viêm phổi mắc phải cộng đồng 500mg một hoặc hai lần mỗi ngày 7 – 14 ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng 250mg một lần mỗi ngày 3 ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng bao gồm viêm thận- bể thận 250mg một lần mỗi ngày 7 – 10 ngày
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính 500mg một lần mỗi ngày 28 ngày
Nhiễm khuẩn da và mô mềm 250mg một lần mỗi ngày hoặc 500mg một hoặc hai lần mỗi ngày 7 – 14 ngày

Liều uống cần phải thay đổi với các bệnh nhân bị suy thận (độ thanh thải creatinin 50ml/phút) như bảng sau:

Thanh thải creatinin

 

Mức liều
250mg/24 giờ 500mg/24 giờ 500mg/12 giờ
liều đầu tiên: liều đầu tiên: liều đầu tiên:
250mg 500mg 500mg
50 – 20ml/phút liều kế tiếp: liều kế tiếp: liều kế tiếp:
125mg/24 giờ 250mg/24 giờ 250mg/12 giờ
19 – 10ml/phút liều kế tiếp: liều kế tiếp: liều kế tiếp:
125mg/48 giờ 125mg/24 giờ 125mg/12 giờ
< 10ml/phút (kể cả lọc máu và thẩm phân phúc mạc CAPD*) liều kế tiếp: liều kế tiếp: liều kế tiếp:
125mg/48 giờ 125mg/24 giờ 125mg/24 giờ
* Không cần dùng thêm liều sau khi lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động.

Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan, người cao tuổi. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến chức năng thận trên bệnh nhân cao tuổi, và chỉ cần điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.

4.3. Chống chỉ định:

Chống chỉ định với những người có tiền sử mẫn cảm với levofloxacin, với các quinolon khác, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú. trẻ em dưới 18 tuổi.

4.4 Thận trọng:

Levofloxacin có thể gây co giật và rối loạn thần kinh, các triệu chứng như sợ hãi, mất ngủ, cáu giận, đau đầu, rối loạn, ảo giác. Các phản ứng này có thể xảy ra ngay từ liều đầu tiên và phải ngừng sử dụng thuốc ngay. Levofloxacin được sử dụng thận trọng với các bệnh nhân không biết hoặc hoài nghi về rối loạn thần kinh trung ương, do có thể dẫn đến bị động kinh và có khuynh hướng bị động kinh.

Sử dụng Levofloxacin làm tăng nguy cơ bị bệnh khớp và viêm xương sụn ở cơ thể đang tăng trưởng.

Bệnh nhân không nến tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc các tia cực tím. Nên uống nhiều nước để tránh kết tinh thuốc trong nước tiểu. Phải điều chỉnh liểu dùng với các bệnh nhân bị suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 80ml/phút) vì sự đào thải I.evofloxacin có thể giảm ở những bệnh nhân này, gây tích lũy thuốc.

Cũng như với một số thuốc trong nhóm, một số chủng Pseudomonas aoruginosa đã kháng thuốc khá nhanh trong quá trình điểu trị bằng levofloxacin. Nên tiến hành các xét nghiệm vi khuẩn đế xác định độ nhạy cảm với levofloxacin và lựa chọn liệu pháp điều trị thích hợp.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Levofloxacin có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy mỏc. Khi sử dụng Levolloxacin, cần tránh ảnh náng hoặc các tia cực tím, không nên lái xe dưới ánh nắng trực tiếp.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các tác dụng ngoại ý có thể gặp bao gồm: buồn nôn, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, khó tiêu, co giật, rối loạn thần kinh, hoa mắt, đau đầu, sợ hãi, mất ngủ, cáu giận, viêm âm đạo, ngứa, phát ban, trầm cảm, lo lắng, rối loạn vị giác, nhạy cảm với ánh nắng hoặc tia cực tím.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: Bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay ADR trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có biện pháp xứ trí thích hợp khi xuất hiện tiêu chảy trong khi đang dùng levofloxacin.

Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gân cần ngừng ngay thuốc, để hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chẩn chuyên khoa.

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin: Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ.

Theophylin: Một số nghiên cứu trên người tình nguyện khoẻ mạnh cho thấy không có tương tác. Tuy nhiên do nồng độ trong huyết tương và AUC theophylin thường bị tăng khi sử dụng đồng thời với các quinolon khác, vẫn cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.

Warfarin: Do đã có thông báo warfarin tăng tác dụng khi dùng cùng với levofloxacin, cần giám sát các chỉ số về đông máu khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.

Cyclosporin, digoxin : Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, do đó không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời với levofloxacin.

Các thuốc chống viêm không steroid : Có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với levofloxacin.

Các thuốc hạ đường huyết : Dùng đồng thời với levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, cần giám sát chặt chẽ..

4.9 Quá liều và xử trí:

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, xử trí quá liều bằng cách loại thuốc ngay khỏi dạ dày, bù dịch đầy đủ cho người bệnh. Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc liên tục không có hiệu quả loại levofloxacin ra khỏi cơ thể. Theo dõi điện tâm đồ vì khoảng cách QT kéo dài.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Levofloxacin là một kháng sinh có phổ rộng dùng đường uống. Cơ chế tác động của Levofloxacin liên quan đến sự kiềm chế đồng phân hoá vi khuân nhóm IV và chuỗi ADN (cả 2 loại ở dạng đồng phân nhóm II), các enzymes cần cho sự sao chép, hồi phục và tái liên kết của ADN.

Levofloxacin kháng lại các chủng vi khuẩn trên vitro và nhiễm khuẩn lâm sàng sau:

Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes.

Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Haemophilus para-influenzae, Klebsiella pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Proteus vulgaris, Providencia rettger, Pseudomonas aeruginosa,….

Cơ chế tác dụng:

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon. Cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và/ hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình  sao chép, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Levofloxacin dùng đường uống hầu như được hấp thụ và hoàn toàn với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 1 giờ. Độ sinh khả dụng xấp xỉ 99%. Thức ăn không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu của Levofloxacin.

Khoảng 30 – 40% Levofloxacin gắn kết với protein huyến tương. Sự tích tụ Levofloxacin là không đáng kể nếu uống 500mg/ngày và dùng nhiều ngày. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 5,7 mcg/ml và sự ổn định đạt được trong vòng 3 ngày.

Levofloxacin được chuyển hóa trong phạm vi hẹp, các chất chuyển hóa là desmethyl-Levofloxaci và Levofloxacin N-oxid. Các chất chuyển hóa này chiếm gần 5% trong lượng nước tiểu được đào thải.

Sau liều uống hoặc tiêm tĩnh mạch, Levofloxacin trong huyết tương được đào thải qua thận (t1/2 6 đến 8 giờ). Sự đào thải ban đầu là do tuyến thận (chiếm > 80% liều dùng). Không có sự khác nhau đáng kể ở động lực học của Levofloxacin theo đường uống và đường tiêm tĩnh mạch..

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Cellulose vi tinh thể, cross povidon (polyplasdon XL), tinh bét, polyvinyl pyrrolidon (PVP K30). colloidal silicon dioxid, talc tinh ché, magnesi stearat, hypromellose (hydroxy propyl methyl cellulose) (Scps), polyethylen glycol (PEG 6000), titan dioxid, nước tinh khiết* vừa đủ. (*: bay hơi trong quá trình sản xuất không tham gia vào thành phần cuối của viên).

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng..

6.4. Thông tin khác :

Chưa có thông tin.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Levocide do Cadila Pharmaceuticals Ltd. sản xuất (2014)..

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

 

Pharmog Team

Pharmog Team

Được thành lập từ năm 2017 bởi các dược sỹ, bác sỹ trẻ có chuyên môn tốt với mục đích quảng bá, tuyên truyền thông tin về dược tới nhân viên y tế.