Dược lý học: cơ chế tác động của ICS trong điều trị Hen?

Dược lý học: cơ chế tác động của ICS trong điều trị Hen?

 

Về cơ chế tác động của ICS trong điều trị Hen. Theo mình tìm hiểu thì cơ chế chính của ICS liên quan đến việc huy động Histone deacetylase-2 đến các gene gây viêm để hạn chế quá trình phiên mã của gene này. Mong được giải thích rõ hơn?

ICS: inhaled corticosteroid, tại sao lại là ICS mà không phải là systemic corticosteroid? Trả lời câu hỏi này là một vấn đề thật sự nghiêm túc vì lẽ dùng đường hít mặc thị 2 yếu tố tác động tại chỗ & liều thấp chỉ cần liều thấp tại chỗ chứ không phải liều cao toàn thân.

Điều bạn hỏi liên quan đến Epigenetics đó là tiến trình Histone modification, một hiện tượng có liên quan đến sự giải xoắn của chuỗi DNA của chromosome, chúng ta đều biết DNA xoắn chung quanh lõi Histone điều này làm cho RNA polymerase II không thể tiếp cận được với DNA như thế không tạo được mRNA điều này cắt đứt tiến trình phiên mã (transcription).

Histone có những chuỗi peptide ngắn được gọi là đuôi (tail) các amino acid lysine trong chuỗi peptide đó có thể gắn kết với Acetyl (hình 1), Acetyl hoá lysine làm DNA giải xoắn khỏi lõi Histone (histone core) (hình 2).

Nhiễm sắc chất quấn chặt quanh lõi Histone được gọi là nhiễm sắc chất bất hoạt (repressed chromatin) và khi gắn với acetyl ở Lysine sẽ được giải xoắn khi đó được gọi là nhiễm sắc chất kích hoạt (active chromatin). Điểm chính ở đây là nhóm Acetyl được chuyển tới Lysine nhờ men HAT (Histone acetyltransferase) và corticosteroid liều thấp ức chế hoạt động của men này chứ không phải men HDAC2 (Histone Deacetylase 2) như bạn hiểu lầm (hình 3).

Ức chế HAT nghĩa là ức chế quá trình Acetyl hoá của lysine như vậy ngăn chận sự giải xoắn của DNA khiến cho RNA polymerase II không thể tiếp cận được DNA. Mỗi lõi Histone được quấn quanh bởi 147-148 nucleotide gồm cả những đoạn DNA mã hoá gene (intragenic DNA) & DNA chẳng mã hoá gì cả (junk DNA).

Theo BS.Phùng Trung Hùng