Thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Notrixum
Notrixum là giãn cơ tác dụng ngoại vi do công ty PT. Novell Pharmaceutical Laboratories sản xuất, thuốc có chứa thành phần chính là dược chất Atracurium besylate, một thuốc giãn cơ được sử dụng phụ trợ trong gây mê, để tạo điều kiện đặt nội khí quản và giúp giãn cơ trong khi phẫu thuật hoặc thở máy. Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Notrixum (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…):
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Atracurium besilate
Phân loại: Thuốc gây mê gây tê > Thuốc chẹn thần kinh cơ > Thuốc giãn cơ tác dụng ngoại vi
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M03AC04.
Biệt dược gốc: Tracrium
Biệt dược: Notrixum
Hãng sản xuất : PT. Novell Pharmaceutical Laboratories
Hãng đăng kí: Công ty TNHH DKSH Pharma Việt Nam.
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch tiêm. Mỗi 1 ml dung dịch chứa 10 mg atracurium besilate
1 ống dung dịch 2,5 ml chứa 25 mg atracurium besilate
1 ống dung dịch 5 ml chứa 50 mg atracurium besilate
Thuốc tham khảo:
NOTRIXUM | ||
Mỗi 2.5ml dung dịch tiêm có chứa: | ||
Atracurium Besilate | …………………………. | 25 mg |
Tá dược | …………………………. | vừa đủ (Xem mục 6.1) |
3. Thông tin dành cho người sử dụng:
3.1. Notrixum là thuốc gì?
Notrixum là giãn cơ tác dụng ngoại vi do công ty PT. Novell Pharmaceutical Laboratories sản xuất, thuốc có chứa thành phần chính là dược chất Atracurium besylate, một thuốc giãn cơ được sử dụng phụ trợ trong gây mê, để tạo điều kiện đặt nội khí quản và giúp giãn cơ trong khi phẫu thuật hoặc thở máy.
3.2. Câu hỏi thường gặp phổ biến:
Atracurium besylate có nằm trong danh mục bảo hiểm y tế ở Việt Nam không?
Hoạt chất Atracurium nằm trong danh mục bảo hiểm y tế ở Việt Nam, thuốc này thường nằm trong danh mục gói thủ thuật phẫu thuật cho bệnh nhân điều trị nội trú ở các bệnh viện. Do đó người bệnh có thể được sử dụng thuốc này tại các cơ sở khám chữa bệnh theo tuyến bảo hiểm y tế.
Tôi không thể mua được Notrixum, hiện tại có thuốc nào có thể mua thay thế được không?
Trên thị trường hiện vẫn lưu hành các thuốc generic, thuốc tương đương khác của cả nước ngoài và Việt Nam sản xuất. Vì vậy bạn nên hỏi lại bác sỹ để thay thế trong trường hợp không thể mua được Notrixum.
4. Thông tin dành cho nhân viên y tế:
4.1. Chỉ định:
Atracurium được dùng như một chất hỗ trợ cho gây mê toàn thân giúp tiến hành đặt ống nội khí quản và để giãn cơ xương trong phẫu thuật hoặc thông khí có kiểm soát; tạo điều kiện thuận lợi cho thông khí cơ học ở các bệnh nhân ở Đơn vị Hồi sức tích cực (ICU).
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Đường dùng: Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch
Dùng đường tiêm ở người lớn: NOTRIXUM được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch.
Liều dùng:
Mức liều dùng cho người lớn: 0,3-0,6 mg/kg (phụ thuộc vào thời gian phong bế hoàn toàn cần thiết) và sẽ gây giãn cơ trong khoảng 15-35 phút.
Đặt ống nội khí quản thường được hoàn tất trong vòng 90 giây từ khi tiêm tĩnh mạch 0,5-0,6 mg/kg.
Phong bế hoàn toàn có thể được kéo dài với liều bổ sung 0,1-0,2 mg/kg nếu cần thiết. Liều bổ sung liên tiếp không làm tăng tích tụ tác dụng phong bề thần kinh-cơ. Hồi phục tự phát khi kết thúc phong bế hoàn toàn xảy ra trong khoảng 35 phút được đo bằng sự phục hồi của đáp ứng co cứng đến 95% chức năng thần kinh-cơ bình thường. Phong bế thần kinh-cơ do NOTRIXUM tạo ra có thể nhanh chóng được hóa giải khi dùng liều chuẩn các thuốc kháng cholinesterase, ví dụ như neostigmin và edrophonium, với atropin kèm theo hay sử dụng trước mà không có bằng chứng tái điều trị bằng cura.
Dùng dưới dạng truyền ở người lớn: Sau khi tiêm liều bolus khởi đầu 0,3-0,6 mg/kg, NOTRIXUM có thể được dùng duy trì phong bế thần kinh-cơ trong các thủ thuật ngoại khoa kéo dài bằng cách truyền liên tục với tốc độ 0,3-0,6 mg/kg/giờ.
NOTRIXUM có thể được dùng bằng đường truyền trong phẫu thuật bắc cầu tim phổi với tốc độ truyền được khuyến cáo. Liệu pháp hạ thân nhiệt được tiến hành đến nhiệt độ cơ thể 25-26°C làm giảm tốc độ bất hoạt của atracurium, vì vậy, phong bế thần kinh-cơ hoàn toàn có thể được duy trì với tốc độ truyền khoảng bằng một nửa tốc độ ban đầu ở những nhiệt độ thấp này.
NOTRIXUM tương hợp với các dung dịch truyền sau đây với thời gian ghi trong bảng:
Dung dịch tiêm truyền | Khoảng thời gian ổn định (giờ) |
Dịch truyền tĩnh mạch Sodium chloride BP (0,9% khối lượng/thể tích) | 24 giờ |
Dịch truyền Glucose BP (5% khối lượng/ thể tích) | 8 giờ |
Dung dịch Ringer USP | 8 giờ |
Dung dịch sodium chloride (0,18% khối lượng/thể tích) và Glucose (4% khối lượng/thể tích) BP | 8 giờ |
Dung dịch hỗn hợp Sodium Lactate BP (dịch truyền Harmann) | 8 giờ |
Khi được pha loãng trong các dung dịch này để tạo ra nồng độ atracurium besylat > 0,5 mg/ml, các dung dịch thu được sẽ ổn định dưới ánh sáng ban ngày trong khoảng thời gian kể trên ở nhiệt độ lên đến 30°C.
Trẻ em: Liều dùng ở trẻ > 1 tháng giống như liều ở người lớn dựa trên thể trọng.
Người già: NOTRIXUM có thể được sử dụng với liều chuẩn ở bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên, khuyến cáo nên sử dụng liều khởi đầu ở giới hạn thấp của mức liều dùng và cho truyền chậm.
Bệnh nhân có chức năng thận và/hoặc chức năng gan giảm: NOTRIXUM có thể được dùng với liều chuẩn ở tất cả các mức độ của chức năng thận hoặc gan, kể cả suy thận hoặc suy gan giai đoạn cuối.
Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch: Ở các bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng trên lâm sàng, nên tiêm liều NOTRIXUM khởi đầu trong thời gian 60 giây.
Bệnh nhân ở Đơn vị Hồi sức tích cực (ICU): Sau khi tiêm liều bolus khởi đầu tự chọn 0,3- 0,6 mg/kg, NOTRIXUM có thể được sử dụng để duy trì phong bế thần kinh-cơ bằng cách truyền liên tục với tốc độ 11- 13 µg/kg/phút (0,65-0,78 mg/kg/giờ). Tuy nhiên có sự biến thiên rộng về liều cần dùng giữa các bệnh nhân.
Liều cần dùng có thể thay đổi theo thời gian. Tốc độ truyền cần thiết ở một số bệnh nhân có thể chậm ở mức 4,5 µg/kg/phút (0,27 mg/kg/giờ) hoặc cao hơn ở mức 29,5 µg/kg/phút (1,77 mg/kg/giờ).
Tốc độ hồi phục tự phát sau phong bế thần kinh-cơ khi truyền NOTRIXUM cho các bệnh nhân ở đơn vị hồi sức tích cực không phụ thuộc vào thời gian dùng thuốc. Hồi phục tự phát đến một tỷ lệ kích thích chuỗi 4 (train-of-four-TOF) > 0,75 (tỷ lệ điểm cao nhất của co giật lần 4 đến lần 1 trong kích thích chuỗi 4) có thể được mong đợi xảy ra trong khoảng 60 phút.
Mức từ 32-108 phút đã được quan sát trong các thử nghiệm lâm sàng.
Theo dõi: Cũng như với tất cả các thuốc phong bế thần kinh-cơ, theo dõi chức năng thần kinh-cơ được khuyến cáo khi sử dụng NOTRIXUM để chỉnh liều riêng cho từng bệnh nhân.
4.3. Chống chỉ định:
Bệnh nhân quá mẫn với NOTRIXUM.
4.4 Thận trọng:
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sỹ.
Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ.
Cũng như tất cả các thuốc phong bề thần kinh cơ khác, NOTRIXUM làm liệt cơ hô hấp cũng như các cơ xương khác nhưng không có tác dụng lên ý thức. NOTRIXUM chỉ nên được dùng cùng thuốc gây mê toàn thân thích hợp và dưới sự giám sát chặt chẽ của một bác sỹ gây mê giàu kinh nghiệm với đầy đủ phương tiện cho việc đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo. Cũng như các thuốc phong bề thần kinh-cơ khác, có khả năng xảy ra phóng thích histamin ở các bệnh nhân nhạy cảm trong khi dùng NOTRIXUM. Nên thận trọng khi dùng NOTRIXUM ở các bệnh nhân có tiền sử tăng nhạy cảm với các tác dụng của histamin.
NOTRIXUM không có các đặc tính phong bế thần kinh phế vị hoặc phong bế hạch đáng kể ở mức liều được khuyến cáo. Do đó, NOTRIXUM không có các tác dụng có ý nghĩa về lâm sàng trên nhịp tim trong mức liều được khuyến cáo và nó sẽ không làm mất tác dụng chậm nhịp tim gây ra do nhiều thuốc gây mê hoặc do kích thích thần kinh phế vị trong khi phẫu thuật.
Cũng như các thuốc phong bế thần kinh-cơ không khử cực khác, có thể có sự tăng nhạy cảm với atracurium ở bệnh nhân bị nhược cơ nặng, các thể khác của bệnh thần kinh-cơ và mất cân bằng điện giải trầm trọng.
NOTRIXUM nên được dùng trong thời gian 60 giây ở các bệnh nhân có nhạy cảm bất thường với hạ huyết áp động mạch, ví dụ những bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn.
Khi một tĩnh mạch nhỏ được chọn làm vị trí tiêm, nên tráng tĩnh mạch với nước muối sinh lý sau khi tiêm atracurium. Khi các thuốc gây tê khác được cho qua cùng kim hoặc canule lưu với NOTRIXUM, quan trọng là mỗi thuốc được tráng tĩnh mạch với một lượng nước muối sinh lý vừa đủ.
Atracurium besylat là chất nhược trương và không được dùng cùng đường truyền của truyền máu.
Các nghiên cứu về sốt cao ác tính ở động vật mẫn cảm (heo) và các nghiên cứu lâm sàng ở các bệnh nhân dễ bị sốt cao ác tính cho thấy NOTRIXUM không gây ra hội chứng này.
Cũng như các thuốc phong bế thần kinh-cơ không khử cực khác, có thể xuất hiện kháng thuốc ở các bệnh nhân bị bỏng. Các bệnh nhân này có thể cần tăng liều tùy thuộc vào thời gian trôi qua từ khi bị tổn thương bỏng và mức độ bỏng.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Vì atracurium được chỉ định sử dụng với thuốc gây mê toàn thân, việc xem xét các tác dụng của atracurium lên khả năng lái xe và sử dụng máy móc là không thích hợp.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: C
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Cũng như tất cả các thuốc phong bế thần kinh-cơ, NOTRIXUM chỉ nên dùng trong thai kỳ khi lợi ích dự tính đối với người mẹ cao hơn bất kỳ nguy cơ nào có thể có đối với thai nhi.
NOTRIXUM thích hợp cho việc duy trì giãn cơ trong khi mổ lấy thai vì thuốc không đi qua nhau thai với số lượng đáng kể trên lâm sàng theo sau khi dùng các liều được khuyến cáo.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa rõ NOTRIXUM có được bài tiết vào sữa mẹ hay không.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Liên quan tới việc dùng NOTRIXUM, đã có các báo cáo về đỏ bừng mặt, hạ huyết áp nhẹ thoáng qua hoặc co thắt phế quản, các phản ứng này được cho là do sự phóng thích histamin. Trong trường hợp rất hiếm gặp, các phản ứng phản vệ nghiêm trọng đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng NOTRIXUM phối hợp với một hoặc nhiều thuốc gây mê.
Đã có các báo cáo hiếm gặp về cơn co giật trên các bệnh nhân ở đơn vị hồi sức tích cực dùng atracurium cùng lúc với một số các thuốc khác. Các bệnh nhân này thường có một hoặc nhiều hơn các điều kiện bệnh lý làm dễ xảy ra cơn co giật (ví dụ, chấn thương sọ não, phù não, viêm não do virus, bệnh não do thiếu oxi mô, tăng ure máu). Trong các thử nghiệm lâm sàng, dường như không có mối liên quan nào giữa nồng độ laudanosin huyết tương và sự xuất hiện cơn co giật.
Có một vài báo cáo về yếu cơ và/ hoặc bệnh cơ sau khi dùng thuốc giãn cơ kéo dài ở các bệnh nhận nặng ở đơn vị hồi sức tích cực. Đa số các bệnh nhân đều cùng đồng thời sử dụng corticosteroid. Các biến cố này đã được thấy không thường xuyên liên quan với NOTRIXUM.
Mối quan hệ nhân quả chưa được xác lập.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Hiếm khi phải ngừng thuốc và cần tiến hành điều trị một cách thích hợp khi có tăng tiết dịch phế quản hoặc thở khò khè. Nếu xảy ra nhịp tim chậm nặng, có thể điều trị với atropin. Khi có hạ huyết áp nặng cũng cần phải điều trị (truyền dịch).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Phong bề thần kinh-cơ gây ra do NOTRIXUM có thể tăng lên khi dùng đồng thời với thuốc gây mê dạng hít, ví dụ halothan, isofluran và enfluran.
Cũng như tất cả các thuốc phong bế thần kinh-cơ không khử cực, cường độ và/ hoặc thời gian phong bề thần kinh-cơ không khử cực có thể tăng lên do tương tác với: kháng sinh, bao gồm aminoglycosid, polymyxin, spectinomycin, tetracyclin, lincomycin và clindamycin.
Các thuốc chống loạn nhịp: propranolol, thuốc chẹn kênh calci, lignocain, procainamid và quinidin.
Thuốc lợi tiểu: Furosemid và có thể là manitol, thuốc lợi tiểu thiazid và acetazolamid.
Magnesi sulfat
Ketamin
Muối lithium
Các thuốc phong bế hạch: Trimetaphan, hexamethonium.
Trong trường hợp hiếm gặp, một số thuốc có thể làm nặng lên hoặc làm bộc lộ bệnh nhược cơ nặng tiềm ẩn hoặc thậm chí gây ra hội chứng nhược cơ; tăng nhạy cảm với NOTRIXUM có thể là hậu quả của tình trạng này. Những thuốc như thế bao gồm các loại kháng sinh khác nhau, thuốc chẹn beta (propranolol, oxprenolol), thuốc chống loạn nhịp (procainamid, quinidin), các thuốc chống bệnh thấp khớp (chloroquin, D-penicillamin), trimetaphan, chlorpromazin, steroid, phenytoin và lithium.
Khởi phát phong bế thần kinh-cơ không khử cực có thể được kéo dài và thời gian phong bế bị ngắn lại ở bệnh nhân đang điều trị chống co giật mạn tính.
Việc sử dụng phối hợp các thuốc phong bề thần kinh-cơ không khử cực với NOTRIXUM có thể tạo ra mức độ phong bề thần kinh-cơ quá mức mong đợi khi sử dụng một liều toàn phần NOTRIXUM có cùng hiệu lực. Tác dụng hiệp lực có thể thay đổi khi dùng các phối hợp thuốc khác nhau.
Một thuốc giãn cơ khử cực, ví dụ suxamathonium clorid không nên được dùng để kéo dài tác dụng phong bề thần kính-cơ của các thuốc không khử cực, ví dụ atracurium, vì điều này có thể gây ra một tác dụng phong bế kéo dài và phức tạp có thể khó phục hồi với các thuốc kháng cholinesterase.
4.9 Quá liều và xử trí:
Triệu chứng: Liệt cơ kéo dài và các hậu quả của nó là những dấu hiệu chính của quá liều.
Điều trị: Điều cơ bản là giữ thông đường thở cùng với thông khí áp lực dương hỗ trợ cho đến khi tự thở được. Thuốc an thần sẽ được dùng khi ý thức bệnh nhân không suy giảm. Có thể làm hồi phục nhanh chóng khi dùng các thuốc kháng cholinesterase, kèm theo atropin hoặc glycopyrrolat, một khi xuất hiện dấu hiệu tự hồi phục.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Mã ATC: M03AC04
Nhóm dược lý trị liệu: Thuốc giãn cơ, tác động ngoại vi
Atracurium là một thuốc phong bề thần kinh cơ không khử cực, tác động bằng cách ức chế cạnh tranh với acetylcholin tại các thụ thể của acetylcholin gây ra sự mất co cơ và cuối cùng dẫn đến liệt mềm.
Dựa vào cân nặng, atracurium besylat có hiệu lực khoảng 20 – 25% hiệu lực của vecuronium bromid và 25-33% hiệu lực của pancuronium bromid. Thời gian phong bế thần kinh cơ gây ra bởi liều khởi đầu có cùng hiệu lực của atracurium besylat là khoảng 33-50% thời gian gây ra bởi metocurin iodid (không còn lưu hành trên thị trường Mỹ), pancuronium bromid, hay tubocuramin colorid (không còn lưu hành trên thị trường Mỹ), nhưng tương đương hoặc hơi lâu hơn so với thời gian được gây ra bởi vecuronium bromid. Hoạt động phong bế thần kinh cơ của atracurium besylat được tăng lên khi có mặt một số thuốc gây mê toàn thân dạng hít (ví dụ enfluran, isofluran).
Mức độ phong bế thần kinh cơ và liệt cơ gây ra bởi atracurium besylat có thể được đánh giá bằng cách theo dõi đáp ứng khi kích thích thần kinh bằng dòng điện nhanh (co cứng) và chậm (co giật) của các cơ khép ngón cái. Cũng như các thuốc chẹn thần kinh-cơ cạnh tranh khác, đáp ứng co cứng nhạy cảm với phong bế do atracurium besylat hơn so với đáp ứng co giật. Bất kể liều dùng, sự phong bế tối đa của đáp ứng co cứng gây ra bởi atracurium besylat khởi đầu nhanh hơn đáp ứng co giật; tuy nhiên thời gian phong bế tối đa đáp ứng co cứng lâu hơn đáng kể so với thời gian phong bế tối đa đáp ứng co giật sau khi dùng thuốc với liều 0,2 hoặc 0,3 mg/kg nhưng không xảy ra sau khi dùng liều thuốc 0,6 hoặc 0,9 mg/kg. Khi bắt đầu hồi phục khỏi sự phong bế thần kinh-cơ, không có sự khác nhau đáng kể giữa thời gian cần thiết để đạt đến hồi phục 95% của đáp ứng co cứng so với đáp ứng co giật.
Ở người lớn, tuổi bệnh nhân không ảnh hưởng đến liều atracurium besylat cần thiết để đạt được và duy trì phong bế thần kinh-cơ ở trạng thái ổn định cũng như không ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục từ phong bế thần kinh-cơ và liệt cơ. Trẻ em và trẻ nhỏ nói chung có thể cần liều các thuốc phong bế thần kinh-cơ cao hơn so với thiếu niên và người lớn (khi tính toán dựa trên cơ sở cân nặng) để đạt được cùng mức độ phong bế thần kinh-cơ trong các kỹ thuật gây mê tương đương; tuy nhiên chưa xác định được có mối quan hệ như thế đối với atracurium besylat không. Một số bác sỹ lâm sàng báo cáo rằng ED95 (liều cần thiết để tạo ra ức chế 95% đáp ứng co giật ở nhóm chứng) của atracurium besylat ở trẻ 2-10 tuổi cao hơn ở trẻ 11-17 tuổi khi tính toán dựa trên cơ sở cân nặng, nhưng là tương tự ở các nhóm tuổi này khi tính toán theo diện tích bề mặt cơ thể. Các bác sỹ lâm sàng khác báo cáo ED95 là tương tự ở các trẻ 4 tuần tuổi và lớn hơn khi tính toán dựa trên cơ sở cân nặng nhưng thấp hơn ở trẻ 4 tuần tuổi đến 1 năm tuổi khi tính toán dựa trên cơ sở diện tích bề mặt. Cần có thêm nghiên cứu để xác định có phải những sự khác nhau về cân nặng hoặc diện tích bề mặt cơ thể đã được điều chỉnh trong đáp ứng liều đối với atracurium besylat có tồn tại ở các trẻ ở các lứa tuổi khác nhau hay không và để xác định tầm quan trọng về mặt lâm sàng của những sự khác biệt tiềm năng này.
Cơ chế tác dụng:
Atracurium besylate là một thuốc giãn cơ xương không khử cực. Các thuốc không khử cực đối kháng tác dụng dẫn truyền thần kinh của acetylcholin do cạnh tranh gắn kết với các vị trí thụ thể cholinergic ở bản vận động cuối. Sự đối kháng này là bị ức chế, và sự chẹn thần kinh cơ mất đi, bởi các chất ức chế acetylcholinesterase như neostigmin, edrophonium và pyridostigmin.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Hấp thu
Khởi phát, thời gian và tốc độ phục hồi khỏi phong bế thần kinh-cơ gây ra bởi atracurium besylat thay đổi theo từng bệnh nhân, có liên quan đến liều dùng, và có thể được thay đổi bởi thuốc gây mê (ví dụ: enfluran, isofluran, halothan) đã sử dụng. Thời gian và tốc độ hồi phục khỏi phong bế thần kinh-cơ gây ra bởi atracurium besylat nói chung không thay đổi đáng kể do rối loạn chức năng thận và/hoặc suy gan; tuy nhiên khởi phát có thể hơi bị chậm lại ở các bệnh nhân suy thận. Thời gian phong bế cũng có thể bị kéo dài ở các bệnh nhân đang trải qua các phẫu thuật bắc cầu tim phổi trong liệu pháp gây hạ thân nhiệt.
Cũng như các thuốc phong bế thần kinh-cơ không khử cực khác, thời gian từ lúc tiêm tới lúc phong bế tối đa giảm đi khi liều atracurium besylat tăng lên. Sau khi tiêm tĩnh mạch liều 0,4 đến 0,5 mg/kg atracurium besylat, phong bế thần kinh cơ tối đa thường xảy ra trong vòng 3-5 phút (ở mức 1,7-10 phút).
Thời gian phong bề thần kinh-cơ tối đa tăng lên khi liều của atracurium besylat tăng lên. Ở động vật, mức độ và thời gian phong bế thần kinh-cơ cũng đã cho thấy bị giảm bởi tình trạng nhiễm kiềm.
Dùng lặp lại các liều duy trì atracurium besylat không có tác dụng tích lũy trên thời gian phong bế thần kinh-cơ, miễn là sự hồi phục khỏi phong bế bắt đầu trước khi cho liều duy trì lặp lại. Hơn nữa, vì thời gian cần thiết cho hồi phục khi dùng các liều duy trì không thay đổi với mỗi liều thêm vào, các liều có thể được cho với các khoảng cách tương đối đều với các kết quả phong bế thần kinh-cơ có thê dự đoán được.
Phân bố
Sự phân bố của atracurium besylat vào trong các mô và dịch cơ thể người chưa được mô tả đầy đủ. Sau khi dùng đường tĩnh mạch, atracurium besylat phân bố vào khoảng ngoại bào: bởi vì thuốc được ion hóa, nó có thể không được phân bố vào mỡ. Thể tích phân bố của atracurium besylat ở người lớn với chức năng gan và thận bình thường sau khi dùng liều đơn 0,3 mg hoặc 0,6 mg/kg được báo cáo trung bình là 160 ml/kg (ở mức: 120-188ml/kg).
Mặc dù không được xác định rõ, thể tích phân bố có thể tăng nhẹ ở bệnh nhân suy thận.
Khoảng 82% atracurium besylat gắn với protein. Khả năng liên kết với protein của atracurium (có thể với α1-acid glycoprotein) tăng lên và làm cho nồng độ thuốc tự do lưu thông giảm có thể xảy ra ở các bệnh nhân bị bỏng. Thuốc qua nhau thai với số lượng nhỏ.
Chưa rõ atracurium besylat có phân bố vào sữa hay không.
Thải trừ
Nồng độ của atracurium besylat trong huyết tương giảm theo hai pha. Ở người lớn với chức năng thận bình thường, thời gian bán thải trong huyết tương ở giai đoạn phân bố (t1/2α) trung bình 2-3,4 phút và trong giai đoạn đào thải cuối (t1/2β) trung bình 20 phút, t1/2α và t1/2β của thuốc thường không bị thay đổi đáng kể bởi rối loạn chức năng thận và gan. Sau khi tiêm tĩnh mạch atracurium besylat trải qua sự chuyển hóa nhanh qua sự đào thải Hofmann và qua thủy phân ester bằng enzym không đặc hiệu. Tất cả các chất chuyển hóa của atracurium besylat đều không có hoạt tính như các thuốc phong bế thần kinh-cơ và không có tác dụng lên tim mạch với liều vượt quá liều phong bế thần kinh-cơ thông thường của atracurium besylat. Ở động vật, việc dùng đơn thuần laudanosin có liên quan với các tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, chất chuyển hóa không có hoạt tính sinh lý nào được biết ở người.
Tốc độ đào thải Hofmann và sự chuyển hóa của atracurium besylat được tăng lên do tăng pH và nhiệt độ sinh lý và bị ức chế do giảm pH và nhiệt độ; tốc độ thủy phân ester của thuốc được tăng lên do giảm pH. Các nghiên cứu in vitro trong huyết tương đã cho thấy là thời gian bán thải của atracurium besylat có thể tăng lên từ 18 phút ở nhiệt độ 37°C đến 49 phút ở nhiệt độ 23°C, 15,5 giờ ở 5°C và 6,5 ngày ở -22°C.
Trong một nghiên cứu ở các bệnh nhân 16-85 tuổi, sự chuyển hóa và thải trừ của atracurium besylat không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.
Atracurium besylat và các chất chuyển hóa của nó, kể cả các sản phẩm chuyển hóa của sự đào thải Hofmann và thủy phân ester bằng enzym không đặc hiệu được đào thải chủ yếu qua nước tiểu và trong phân qua đường mật. Khoảng 70% và 90% liều atracurium besylat được đào thải qua nước tiểu và mật trong vòng lần lượt là 5 và 7 giờ sau khi tiêm. Các chất chuyển hóa thu lại được trong nước tiểu và mật là như nhau. Chỉ một phần nhỏ của liều được đào thải dưới dạng không thay đổi qua nước tiểu và mật.
Độ thanh thải toàn cơ thể của atracurium besylat được báo cáo trung bình là 5,1-6,1 ml/phút/kg ở các bệnh nhân có chức năng thận và gan bình thường, 6,3-6,7 ml/phút/kg ở các bệnh nhân suy thận, và 6,5 ml/phút/kg ở các bệnh nhân vừa suy thận vừa suy gan.
Chưa rõ atracurium besylat và/hoặc các chất chuyển hóa của nó có được loại bỏ bởi thẩm phân máu, truyền máu hay lọc máu hay không.
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Chưa có thông tin.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Chưa có thông tin.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Acid benzensuifonic, nước pha tiêm
6.2. Tương kỵ :
Atracurium besylat bị bất hoạt bởi pH cao và vì vậy không được pha trộn trong cùng một ống tiêm với thiopenton hoặc bất kỳ thuốc có tính kiềm nào khác.
6.3. Bảo quản:
Bảo quản ở trong tủ lạnh từ 2°C-8°C. Không để đông.
Bảo quản trong phòng lạnh (2-8°C) để bảo tồn hiệu lực. Không để đông lạnh. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh vào điều kiện bảo quản nhiệt độ phòng (dưới 30°C), dùng dung dịch tiêm NOTRIXUM trong vòng 14 ngày ngay cả nếu để trong tủ lạnh.
Để xa tầm tay trẻ em.
6.4. Thông tin khác :
Không có thông tin.
6.5 Tài liệu tham khảo:
HDSD Thuốc Notrixum do Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất (2019).
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM