Thông tin chung về hoạt chất, dược chất Aspartam
Aspartam (APM hay Ở Châu Âu được viết tắt là E951) là một chất làm ngọt nhân tạo không chứa đường saccharide được sử dụng như một chất thay thế đường trong một số thực phẩm và đồ uống. Dưới đây là thông tin chung của hoạt chất, thuốc Aspartam (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)
Nội dung chính
Toggle1. Tên hoạt chất và biệt dược:
Hoạt chất : Aspartam (Aspartame)
Phân loại: Thuốc tác động trên hệ nội tiết > Thuốc điều trị tiểu đường > Khác.
Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs).
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): Không được xếp hạng.
Biệt dược gốc: Hiện chưa có thuốc đăng ký biệt dược gốc tại Việt Nam.
Biệt dược, thuốc Generic:
Tên thuốc | NĐ-HL | Doanh nghiệp sản xuất |
Aspartam | 35mg | Công ty cổ phần dược Vacopharm |
Aspartam | 35mg | Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2.. |
Aspamic | 35mg | Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco |
Aspartam | 35mg | Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic |
Aspartab | 10mg | Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic |
2. Dạng bào chế – Hàm lượng:
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc bột hoặc Thuốc cốm đóng thành gói chứa 35 mg Aspartam.
Viên nén chứa 10mg Aspartam.
Hình ảnh cấu trúc hóa học của dược chất:
3. Thông tin dành cho người sử dụng:
3.1. Aspartam là thuốc gì?
Aspartam (APM hay Ở Châu Âu được viết tắt là E951) là một chất làm ngọt nhân tạo không chứa đường saccharide được sử dụng như một chất thay thế đường trong một số thực phẩm và đồ uống..
3.2. Câu hỏi thường gặp phổ biến:
Tôi có thể mua Aspartam loại thực phẩm bổ sung (Thực phẩm chức năng) thay thế cho thuốc Aspartam có được không ?
Hiện nay về cơ bản Aspartam thuộc nhóm thực phẩm chức năng (Không được phân loại mã ATC), phần lớn các sản phẩm lưu hành trên thị trường hiện nay đã chuyển sang dạng thực phẩm chức năng, mặc dù vẫn còn một số rất ít biệt dược có chứa Aspartam lưu hành trên thị trường. Vì vậy hoàn toàn có thể sử dụng Aspartam dạng thực phẩm chức năng để thay thế.
Aspartam có nằm trong danh mục bảo hiểm y tế ở Việt Nam không?
Aspartam KHÔNG nằm trong danh mục bảo hiểm y tế ở Việt Nam, thuốc này sẽ tùy nhu cầu người bệnh muốn sử dụng hay không (tạo ngọt thay đường mía) để sử dụng, do đó người bệnh có thể tự mua thuốc tại các nhà thuốc mà không liên quan tới bảo hiểm y tế.
4. Thông tin dành cho nhân viên y tế:
4.1. Chỉ định:
Aspartam tạo vị ngọt ít năng lượng dành cho người ăn kiêng chất bột, đường (tiểu đường, béo phì…).
4.2. Liều dùng – Cách dùng:
Cách dùng :
Dùng đường uống.
Một gói 35mg có vị ngọt tương đương 2 muỗng cà phê đường. Aspartam được dùng cho vào đồ ăn, thức uống tùy khẩu vị mỗi người.
Liều dùng:
Liều tối đa: 40mg/kg thể trọng/ngày.
4.3. Chống chỉ định:
Thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc tăng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Người mắc bệnh phenylceton niệu.
4.4 Thận trọng:
Aspartam sẽ mất độ ngọt trong môi trường ẩm hoặc nấu nướng kéo dài (nhiệt độ trên 120°C). Tốt hơn nên hấp cách thủy hoặc rắc vào bánh vừa nướng chín.
Aspartam không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Không ảnh hưởng.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Nên thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú khi hai đối tượng này bị chứng phenylceton niệu.
Thời kỳ cho con bú:
Nên thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú khi hai đối tượng này bị chứng phenylceton niệu.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Aspartam có thể gây nhức đầu, triệu chứng thần kinh tâm thần hoặc hành vi, co giật, triệu chứng tiêu hóa, và dị ứng hoặc triệu chứng da.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác:
Chưa thấy báo cáo.
4.9 Quá liều và xử trí:
Quá liều có thể gây ra nhức đầu, triệu chứng thần kinh tâm thần hoặc hành vi, co giật, triệu chứng tiêu hóa, và dị ứng hoặc triệu chứng da.
Xử trí: ngưng sử dụng và điều trị triệu chứng.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc :
5.1. Dược lực học:
Aspartame (APM) là một chất làm ngọt nhân tạo không chứa đường saccharide được sử dụng như một chất thay thế đường trong một số thực phẩm và đồ uống. Ở Châu Âu, nó được viết tắt là E951.
Aspartam, chất ngọt dùng thay đường, có độ ngọt cao gấp 200 lần đường, được dùng cho bệnh nhân theo chế độ ăn kiêng chất bột, đường (tiểu đường, béo phì…).
Cơ chế tác dụng:
Aspartame là một este methyl của acid aspartic / phenylalanine dipeptide. Aspartame có độ ngọt gấp 200 lần sucrose (đường ăn). Do tính chất này, mặc dù aspartame sản xuất ra bốn kilocalories năng lượng / gram (17 kJ / g) khi chuyển hóa, số lượng aspartam cần thiết để tạo ra vị ngọt rất nhỏ đến mức sự đóng góp calor của nó là không đáng kể.
Sự cảm nhận ngọt ngào của aspartame (và các chất ngọt khác như acesulfame K) ở người là do sự kết hợp của thụ thể heterodimer G-protein được hình thành bởi các protein TAS1R2 và TAS1R3.
[XEM TẠI ĐÂY]
5.2. Dược động học:
Sau khi uống aspartam được thủy phân từ đường tiêu hóa thành methyl alcohol, aspartic acid và phenylalanin.
Các sản phẩm phân huỷ chính của aspartame là dipeptide cyclic của nó (dạng 2,5-diketopiperazine, hoặc dạng DKP), dipeptide de-este hóa (aspartyl-phenylalanine) và các thành phần cấu thành, phenylalanine, acid aspartic phenylalanine,….
5.3. Hiệu quả lâm sàng:
Xem chi tiết tại tờ hướng dẫn sử dụng của từng biệt dược.
5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:
Xem chi tiết tại tờ hướng dẫn sử dụng của từng biệt dược.
*Lưu ý:
Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com
6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:
6.1. Danh mục tá dược:
Xem chi tiết tại tờ hướng dẫn sử dụng của từng biệt dược.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
6.5 Tài liệu tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aspartame
HDSD Thuốc.
7. Người đăng tải /Tác giả:
Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.
Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM